Isamu Noguchi là một nghệ sĩ và kiến trúc sư cảnh quan người Mỹ gốc Nhật có sự nghiệp nghệ thuật kéo dài sáu thập kỷ, từ những năm 1920 trở đi “Việc giới hạn bản thân với một phong cách nhất định nào đó có thể khiến bạn trở thành chuyên gia về quan điểm hoặc trường phái cụ thể ấy, nhưng tôi không mong bản thân mình thuộc về bất cứ trường phái nào. Tôi luôn học hỏi và luôn khám phá”- “Mọi thứ đều là tác phẩm chạm khắc”, Isamu Noguchi từng nói như thế. Ông tạo ra những bức điêu khắc từ đủ mọi loại vật liệu mà ông có thể bắt tay vào làm được – đá, kim loại, gỗ, đất sét, xương, và cả giấy.
Ra đời tại Los Angeles, California, Noguchi có mẹ là người Mỹ và cha là người Nhật, ông sống tại Nhật Bản đến năm 13 tuổi rồi chuyển đến Indiana (Mỹ). Khi đang theo học dự bị ngành dược tại đại học Columbia, ông đã tham gia lớp điêu khắc buổi tối ở khu Hạ Đông New York, được hướng dẫn bởi nhà điêu khắc Onorio Ruotolo. Ông sớm rời trường đại học để trở thành một nhà điêu khắc kinh viện (hàn lâm, học thuật).
Một trong những sự kiện gây ra sự biến chuyển mạnh mẽ cho định hướng nghệ thuật của ông là vào năm 1926, khi ông đi tham quan triển lãm các tác phẩm của Constantin Brancusi tại New York. Với việc trở thành thành viên của hội ái hữu John Simon Guggenheim, Noguchi chuyển đến Paris và làm việc tại studio của Brancusi từ năm 1927-1929. Được truyền cảm hứng từ những hình mẫu rút gọn của những nghệ sĩ đi trước, Noguchi chuyển sang trường phái hiện đại và trừu tượng, những tác phẩm hoàn thiện ở mức độ cao của ông tràn ngập cảm hứng, nhờ vào sự biểu đạt đầy xúc cảm và sự mê đắm, phảng phất đôi chút bí ẩn.
Tuy nhiên, các tác phẩm của Noguchi không thực sự được công nhận ở Mỹ cho đến tận năm 1938, khi ông hoàn thành một tác phẩm điêu khắc quy mô lớn tượng trưng cho quyền tự do báo chí, được đặt làm cho toà nhà hội Liên hiệp báo chí ở trung tâm Rockefeller, New York.
Vào năm 1942, Noguchi khai trương studio của mình tại số 33 đường MacDougal, khu Greenwich Village, ông đã dành khá nhiều thời gian trong khoảng thập niên 1930 cho xưởng điêu khắc đặt ở thành phố New York này, nhưng đồng thời ông cũng du ngoạn châu Á, Mexico và châu Âu.
Sự kiện quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng và những phong trào chống đối người Mỹ gốc Nhật nổ ra đã có một tác động cá nhân mạnh mẽ lên Noguchi, thúc đẩy ông trở thành một nhà hoạt động chính trị. Năm 1942, ông lập ra hội Những cây bút Nisei (Nisei Writers) và phong trào Huy động các nghệ sĩ cho nền dân chủ (Artists Mobilization for Democracy), một nhóm chuyên kêu gọi sự chú ý về lòng yêu nước của những người Mỹ gốc Nhật. Ông cũng từng bị bắt vào trại giam ở Arizona, nơi ông sinh sống trong vòng bảy tháng ngắn ngủi. Sau chiến tranh, Noguchi dành một khoảng lớn thời gian tại Nhật để nghiên cứu về những vấn đề nhức nhối với ông xảy ra những năm về trước. Tại thời điểm đó, ý tưởng và cảm xúc của ông được phản ánh rõ nét qua các tác phẩm, bao gồm cụ thể là những bức tượng đắp trưng bày trong triển lãm “14 người Mỹ”, tại bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, New York, vào năm 1946.
Một trong những sự kiện gây ra sự biến chuyển mạnh mẽ cho định hướng nghệ thuật của ông là vào năm 1926, khi ông đi tham quan triển lãm các tác phẩm của Constantin Brancusi tại New York. Với việc trở thành thành viên của hội ái hữu John Simon Guggenheim, Noguchi chuyển đến Paris và làm việc tại studio của Brancusi từ năm 1927-1929. Được truyền cảm hứng từ những hình mẫu rút gọn của những nghệ sĩ đi trước, Noguchi chuyển sang trường phái hiện đại và trừu tượng, những tác phẩm hoàn thiện ở mức độ cao của ông tràn ngập cảm hứng, nhờ vào sự biểu đạt đầy xúc cảm và sự mê đắm, phảng phất đôi chút bí ẩn.
Tuy nhiên, các tác phẩm của Noguchi không thực sự được công nhận ở Mỹ cho đến tận năm 1938, khi ông hoàn thành một tác phẩm điêu khắc quy mô lớn tượng trưng cho quyền tự do báo chí, được đặt làm cho toà nhà hội Liên hiệp báo chí ở trung tâm Rockefeller, New York.
Vào năm 1942, Noguchi khai trương studio của mình tại số 33 đường MacDougal, khu Greenwich Village, ông đã dành khá nhiều thời gian trong khoảng thập niên 1930 cho xưởng điêu khắc đặt ở thành phố New York này, nhưng đồng thời ông cũng du ngoạn châu Á, Mexico và châu Âu.
Sự kiện quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng và những phong trào chống đối người Mỹ gốc Nhật nổ ra đã có một tác động cá nhân mạnh mẽ lên Noguchi, thúc đẩy ông trở thành một nhà hoạt động chính trị. Năm 1942, ông lập ra hội Những cây bút Nisei (Nisei Writers) và phong trào Huy động các nghệ sĩ cho nền dân chủ (Artists Mobilization for Democracy), một nhóm chuyên kêu gọi sự chú ý về lòng yêu nước của những người Mỹ gốc Nhật. Ông cũng từng bị bắt vào trại giam ở Arizona, nơi ông sinh sống trong vòng bảy tháng ngắn ngủi. Sau chiến tranh, Noguchi dành một khoảng lớn thời gian tại Nhật để nghiên cứu về những vấn đề nhức nhối với ông xảy ra những năm về trước. Tại thời điểm đó, ý tưởng và cảm xúc của ông được phản ánh rõ nét qua các tác phẩm, bao gồm cụ thể là những bức tượng đắp trưng bày trong triển lãm “14 người Mỹ”, tại bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, New York, vào năm 1946.
Bàn Cyclone: Chiếc bàn này có phần chân đế là sứ đen cao cấp, mạng que chống làm từ gang mạ chrome và mặt bàn từ những lá sợi thuỷ tinh dát mảnh. Được thiết kế vào năm 1957, chiếc bàn này ban đầu bị lầm tưởng là một chiếc ghế đẩu đung đưa. Theo lời gợi ý của Hans Knoll, Noguchi đã điều chỉnh bổ sung thêm vào những chiếc ghế đẩu cho bàn cỡ nhỏ vào năm 1954, và cho bàn cỡ lớn vào năm 1957. Những chiếc ghế đẩu có hình dáng tương tự với chiếc bàn này. Thiết kế này từng bị dừng sản xuất vào năm 1974, nhưng sau đó được giới thiệu lại vào năm 2003. Nguồn: Knoll, 2013
Ghế sofa freeform: Bộ ghế này được thiết kế vào năm 1946, thoạt nhìn hai chiếc sofa này trông như được làm từ những tảng đá lớn. Chiếc ghế đệm mềm và chiếc ghế có lưng tựa tạo thành một bộ đôi hoàn hảo, vừa thoải mái khi sử dụng nhưng lại thể hiện thành công cái “chất điêu khắc” trong các sản phẩm của Noguchi. Vải bọc cho ghế được làm từ dạ, trong khi đó khung ghế được tạo thành từ gỗ dẻ gai với chân ghế bằng gỗ thích. Nguồn: Marco, 2013
Series đèn bàn Akari: Những chiếc đèn này được xem như những phiên bản hiện đại của đèn lồng Nhật Bản truyền thống. Đèn Akari ra đời vào những thập niên 1950, bởi bàn tay tài hoa của Isamu Noguchi và chúng duy trì được vị trí như những vật trang trí cổ điển thiết yếu cho đến tận ngày hôm nay. Những chiếc đèn này được làm thủ công bằng cách dán lớp giấy dó lên khung tre, chúng mang đến màn ánh sáng nhẹ nhàng đầy dễ chịu cho bất cứ ứng dụng nội thất nào. Nguồn: Pinterest.com, 2013
Vào thập niên 1960, ông bắt đầu làm việc với nhà chạm khắc đá Masatoshi Izumi trên đảo Shikoku, Nhật Bản, sự hợp tác này kéo dài cho đến hết những năm còn lại trong phần đời của ông. Từ năm 1960-1966, ông bắt tay vào thiết kế sân chơi cùng KTS Louis Kahn và thực sự yêu thích công việc này. Khi được trao cho cơ hội thử vận may với việc sản xuất đại trà các sản phẩm thiết kế nội thất của mình, Noguchi ngay lập tức nắm bắt lấy. Vào năm 1937, ông thiết kế hệ thống liên lạc nội bộ Bakelite cho tập đoàn radio Zenith, và vào năm 1947, bàn phủ mặt kiếng của ông được sản xuất bởi Herman Miller. Thiết kế này cùng với các thiết kế khác như tượng Akari Light (được phát triển vào năm 1951 sử dụng các nguyên liệu truyền thống Nhật Bản) – vẫn còn được sản xuất đến tận hôm nay.
Năm 1985, Noguchi khánh thành Vườn bảo tàng Isamu Noguchi (nay được biết đến như bảo tàng Noguchi), tại Long Island City, New York. Được thiết kế và thành lập bởi chính Noguchi, bảo tàng này đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của sự tận tâm mà ông dành cho những không gian công cộng. Bảo tàng được toạ lạc trong một toà nhà công nghiệp có từ thập niên 1920, cắt ngang một con đường kể từ nơi người nghệ sĩ này thành lập một phòng tranh vào năm 1960. Trong bảo tàng, ta có thể bắt gặp được khu vườn tượng ngoài trời hết sức thanh bình, và cả những phòng triển lãm các công trình của Noguchi cùng với các hình mẫu và ảnh tư liệu ghi lại dấu ấn sự nghiệp của ông qua năm tháng.
Triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác đầu tiên của Noguchi ở Mỹ diễn ra vào năm 1968, tại bảo tàng Whitney nghệ thuật Mỹ, thành phố New York. Vào năm 1986, Noguchi vinh hạnh trở thành nghệ sĩ đại diện cho nước Mỹ tại triển lãm nghệ thuật Venice Biennale. Năm 1982, ông được trao tặng huy chương Edward MacDowell cho những cống hiến vượt trội cả đời cho nghệ thuật. Và theo sau đó là giải thưởng Kyoto về nghệ thuật vào năm 1986, huy chương nghệ thuật quốc gia năm 1987; ông được chính phủ Nhật Bản trao tặng huy chương cao quý hạng nhất vào năm 1988. Cùng năm đó, thế giới cũng tiếc thương sự ra đi của người nghệ sĩ vĩ đại Isamu Noguchi. (Nguồn: Noguchi.org)
Năm 1985, Noguchi khánh thành Vườn bảo tàng Isamu Noguchi (nay được biết đến như bảo tàng Noguchi), tại Long Island City, New York. Được thiết kế và thành lập bởi chính Noguchi, bảo tàng này đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của sự tận tâm mà ông dành cho những không gian công cộng. Bảo tàng được toạ lạc trong một toà nhà công nghiệp có từ thập niên 1920, cắt ngang một con đường kể từ nơi người nghệ sĩ này thành lập một phòng tranh vào năm 1960. Trong bảo tàng, ta có thể bắt gặp được khu vườn tượng ngoài trời hết sức thanh bình, và cả những phòng triển lãm các công trình của Noguchi cùng với các hình mẫu và ảnh tư liệu ghi lại dấu ấn sự nghiệp của ông qua năm tháng.
Triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác đầu tiên của Noguchi ở Mỹ diễn ra vào năm 1968, tại bảo tàng Whitney nghệ thuật Mỹ, thành phố New York. Vào năm 1986, Noguchi vinh hạnh trở thành nghệ sĩ đại diện cho nước Mỹ tại triển lãm nghệ thuật Venice Biennale. Năm 1982, ông được trao tặng huy chương Edward MacDowell cho những cống hiến vượt trội cả đời cho nghệ thuật. Và theo sau đó là giải thưởng Kyoto về nghệ thuật vào năm 1986, huy chương nghệ thuật quốc gia năm 1987; ông được chính phủ Nhật Bản trao tặng huy chương cao quý hạng nhất vào năm 1988. Cùng năm đó, thế giới cũng tiếc thương sự ra đi của người nghệ sĩ vĩ đại Isamu Noguchi. (Nguồn: Noguchi.org)
Bàn Prismatic (1957): Thiết kế này mang nét tương đồng với bức điêu khắc làm từ nhôm bẻ và gập của ông vào cuối thập kỷ 1950. Chiếc bàn mang hình dạng mảnh nhôm đa diện này được thiết kế cho chiến dịch quảng cáo “Chương trình dự báo” của công ty Alcoa về khám phá những công dụng mới của nhôm. Nguồn: Noguchi.org, 2013
Bàn càphê Noguchi (1948): Câu chuyện về chiếc bàn này rất thú vị. Vào năm 1939 khi Noguchi đến Hawaii thực hiện một quảng cáo cùng với Georgia O’Keefe, ông gặp Robsjohn-Gibbings (một nhà thiết kế nội thất người Anh), người đặt hàng ông thiết kế một chiếc bàn càphê. Noguchi đã thực hiện một mẫu nhỏ bằng nhựa và không được nhận thêm phản hồi nào khác. Cho đến tận khi ông bị bắt vào trại tập trung ở Arizona, ông bắt gặp mẫu bàn mình thiết kế đề xuất cho Robsjohn-Gibbings được công bố như một quảng cáo cho nhà thiết kế người Anh ấy. “Khi tôi trở lại, tôi phản đối chuyện đó, và ông ấy nói rằng ai cũng có thể tạo ra một chiếc bàn ba chân”, Noguchi kể lại. “Để trả đũa, tôi đã tạo nên biến thể của riêng tôi cho chiếc bàn của riêng tôi”. Và thế là chiếc bàn càphê Noguchi nổi tiếng ra đời.
Chiếc bàn này đúng nghĩa mang trong mình sự cân bằng hoàn hảo giữa nghệ thuật và nội thất. Phần đế bằng gỗ uốn cong đỡ cho mặt kiếng hình dạng tự do đã tạo nên một chiếc bàn mang đậm đặc tính thiết kế của Noguchi, tinh tế nhưng vô cùng táo bạo. Sự kết hợp hài hoà giữa hình khối mang tính chạm khắc và sự tiện dụng hàng ngày đã khiến cho chiếc bàn trở thành một yếu tố đẹp đẽ, mang tính chất như một lời tuyên bố trong những căn nhà và văn phòng mà nó hiện diện. Nguồn: Hermanmiller.com, 2013
Chiếc bàn này đúng nghĩa mang trong mình sự cân bằng hoàn hảo giữa nghệ thuật và nội thất. Phần đế bằng gỗ uốn cong đỡ cho mặt kiếng hình dạng tự do đã tạo nên một chiếc bàn mang đậm đặc tính thiết kế của Noguchi, tinh tế nhưng vô cùng táo bạo. Sự kết hợp hài hoà giữa hình khối mang tính chạm khắc và sự tiện dụng hàng ngày đã khiến cho chiếc bàn trở thành một yếu tố đẹp đẽ, mang tính chất như một lời tuyên bố trong những căn nhà và văn phòng mà nó hiện diện. Nguồn: Hermanmiller.com, 2013
Bàn Ghế Pierced 1982: Hai sản phẩm này nằm trong một dự án hợp tác giữa Noguchi và Gemini G.E.L tại Los Angeles. Những thiết kế này được tạo ra từ việc cắt đốt những tấm thép, hàn lại bằng tay và mạ kẽm. Mặt bàn, ghế trông giống như bề mặt của các hòn đá trong một con suối nhỏ. Việc chạm khắc, nung chảy vật liệu kẽm giúp cho bề mặt những sản phẩm này trở nên hiền hoà, gợi nhớ đến thiên nhiên dù cho cấu trúc của chúng vô cùng độc đáo, táo bạo và thậm chí có chút cứng ráp. Chúng là ví dụ điển hình cho sự hài hoà những nét đối lập trong phong cách của Noguchi. Nguồn: Icollector.com, 2013
Ghế tròn Rattan và ghế rổ đan: Chiếc ghế rổ đan bằng tre (phải) là một sản phẩm hợp tác giữa Isamu Noguchi và nhà thiết kế công nghiệp người Nhật Isamu Kenmochi (1912-1971). Khi Noguchi đến Nhật vào một mùa hè năm 1950, ông ngay lập tức bị thu hút bởi các thiết kế sử dụng kỹ thuật đan lát tre của Nhật Bản. Noguchi vẽ ra một vài ý tưởng và họ bắt tay vào cùng thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, chiếc ghế này chưa từng được đưa vào sản xuất và mẫu dựng hình của nó đã thất lạc. Chiếc ghế Rattan (trái) sử dụng ý tưởng về đan lát cho phần đế và phần lưng tựa của Kenmochi. Phần cuộn trục vòng bằng que sắt là ý tưởng của Noguchi, làm ta gợi nhớ đến khung chiếc ghế bươm bướm (Butterfly chair) của Jorge Ferrari Hardoy. Nguồn: Nytimes.com, 2007
Khối lập phương đỏ (1968): Tác phẩm nghệ thuật công cộng này được đặt tại New York ngay trước toà nhà mang số 140 Broadway, được tạo thành từ một khối thép không gỉ lớn sơn màu đỏ rực rỡ, bắt mắt vô cùng. Khối đỏ này không thực sự là hình lập phương như tên gọi của nó, mà thực chất là một hình hộp xiên. Vào năm 1968, khi tác phẩm này ra mắt công chúng, Ada Louis Huxtable đã viết trên tờ Times rằng khối lập phương này mang trong mình “chất” của Noguchi – màu sắc, kích thước, phong cách, hình khối, không gian, sáng, tối, rắn chắc, khoảng trống, cao và thấp – tất cả đều thật hài hoà. Nó được xem như là một ví dụ điển hình của kiến trúc đô thị vào thế kỷ 20 trên toàn thế giới. Nguồn: Artincommon.net, 2012
Bộ bàn ăn Rudder: Bộ bàn ăn này được Noguchi thiết kế theo đơn đặt hàng cho Herman Miller vào năm 1944. Những chiếc ghế Rudder được tạo thành bằng cách gắn mặt ghế được tạo hình lên một chiếc chân gỗ hình parabol và hai chân ghế kim loại thẳng thường được mạ lớp chrome để hoàn chỉnh. Hình dáng chiếc bàn Rudder cũng tương tự như ghế, chỉ khác là hai chiếc chân kim loại còn lại của bàn cũng mang hình parabol độc đáo. Bộ bàn ghế này chỉ được Herman Miller sản xuất trong một khoảng thời gian ngắn với số lượng có hạn. Và chỉ rất ít sản phẩm nguyên bản còn tồn tại, hầu hết chúng đều thuộc về tay những nhà sưu tập nội thất hiện đại giàu có. Nguồn: Auctioncentralnews.com, 2013
Chín ngọn thác bay: Đây là công trình nghệ thuật công cộng cuối cùng của Noguchi dành cho cuộc triển lãm thế giới tại Osaka, Nhật Bản vào thập kỷ 1970. Noguchi đã đưa ảo ảnh thị giác về ngọn nước này lên một tầm cao mới, và làm cho chúng như thể đang bay lơ lửng trên không trung. Nguồn: Pinterest.com, 2013
Isamu Noguchi (1904-1988) là một trong số những nhà điêu khắc quan trọng và được tôn vinh bậc nhất của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời làm thử nghiệm về nghệ thuật, ông đã sáng tạo nên những công trình điêu khắc, những khu vườn, đồ nội thất và các thiết kế ánh sáng, đồ gốm, công trình kiến trúc và những thiết kế sắp đặt. Những tác phẩm của ông, vừa tinh tế lại vừa táo bạo, vừa truyền thống lại vừa hiện đại, chúng tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho sự xoay vòng của nghệ thuật.
Noguchi là một con người theo chủ nghĩa quốc tế, ông đã đi du lịch cùng khắp thế giới trong suốt cuộc đời mình. (Vào những năm sau này ông duy trì cả hai studio của mình ở Nhật Bản và New York). Nhờ đi du lịch khắp nơi mà ông khám phá ra được tác động của những công trình nghệ thuật công cộng quy mô lớn ở Mexico, những đồ gốm sứ giản đơn và những khu vườn tĩnh lặng ở Nhật, nghệ thuật đưa nét cọ mực đầy tinh tế ở Trung Hoa, và sự tinh khiết của đá hoa cương ở Ý. Ông kết hợp chặt chẽ những nét ấn tượng này để đưa vào các tác phẩm của mình, thử sử dụng đến đủ các loại vật liệu, bao gồm thép không gỉ, đá hoa cương, gang, gỗ mềm, đồng, nhôm tấm, khoáng basalt, đá granite, và cả nước nữa.
Noguchi là một con người theo chủ nghĩa quốc tế, ông đã đi du lịch cùng khắp thế giới trong suốt cuộc đời mình. (Vào những năm sau này ông duy trì cả hai studio của mình ở Nhật Bản và New York). Nhờ đi du lịch khắp nơi mà ông khám phá ra được tác động của những công trình nghệ thuật công cộng quy mô lớn ở Mexico, những đồ gốm sứ giản đơn và những khu vườn tĩnh lặng ở Nhật, nghệ thuật đưa nét cọ mực đầy tinh tế ở Trung Hoa, và sự tinh khiết của đá hoa cương ở Ý. Ông kết hợp chặt chẽ những nét ấn tượng này để đưa vào các tác phẩm của mình, thử sử dụng đến đủ các loại vật liệu, bao gồm thép không gỉ, đá hoa cương, gang, gỗ mềm, đồng, nhôm tấm, khoáng basalt, đá granite, và cả nước nữa.