Eileen Grey là một kiến trúc sư và nhà thiết kế đồ nội thất, đồng thời là nhà tiên phong của Phong trào hiện đại trong kiến trúc. Trong sự nghiệp của mình, cô đã được kết hợp với nhiều nghệ sĩ châu Âu nổi tiếng trong thời đại của cô, bao gồm Kathleen Scott, Adrienne Gorska, Le Corbusier và Jean Badovici, những người mà cô có quan hệ tình cảm
Mặc dù phần lớn sự nghiệp đã từng bị quên lãng, Eileen Gray (1878-1976) ngày nay được xem như một trong những nhà thiết kế đồ gỗ nội thất và kiến trúc sư quan trọng nhất ở đầu thế kỷ 20, đồng thời bà cũng là người phụ nữ gây ảnh hưởng nhất đến hai lĩnh vực này. Tác phẩm của bà đã truyền cảm hứng đến chủ nghĩa hiện đại và cả chủ nghĩa Art Deco.
Eileen Gra Là con út trong một gia đình có năm người con tại một gia đình quý tộc mang hai dòng máu Scotland và Ireland, Eileen Gray sinh năm 1878 gần thị trấn Ireland. Tuổi thơ của bà được chia làm hai phần, một nửa thuộc về gia đình ở Ireland và nửa kia là ở phía nam Kensington thuộc London. Cha của bà, James Maclaren Grey vốn là một nghệ sĩ không chuyên nhưng có niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt, ông cũng là người đã khuyến khích tài năng sáng tạo của bà bằng cách đưa bà đến với những tours triển lãm hội hoạ và tranh vẽ của Ý và Thuỵ Sĩ. Ông còn tích cực cho Gray theo học khoa Nghệ thuật hội hoạ tại trường Slade ở London. Sau khi ông qua đời vào năm 1900, Gray chuyển đến Paris với hai người bạn từng học chung tại Slade là Jessie Gavin và Kathleen Bruce, sau đó bà tiếp tục việc học tại Paris. Những năm kế tiếp, bà di chuyển như con thoi giữa Paris và ngôi nhà của đại gia đình ở London và Ireland sau đó chuyển về ở hẳn vào năm 1905 để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng. Trong thời gian ở London, Gray tiếp tục theo học ở trường Slade nhưng bà nhận thấy niềm đam mê đối với hội hoạ và sơn dầu ngày càng giảm. Một hôm, bà tình cờ đi ngang một cửa hàng sửa chữa vật liệu sơn mài được điều hành bởi Charles tại Dean Street ở Soho. Bị quyến rũ bởi những bức tranh sơn mài cổ của Trung Quốc và Nhật Bản trong cửa hàng, Eileen xin được làm việc để tìm hiểu nguyên lý cơ bản làm nên một tác phẩm sơn mài. Quay trở lại Paris vào năm 1906, nhưng nghệ thuật sơn mài vẫn ám ảnh tâm trí bà, thôi thúc bà lần theo những mối quan hệ do ông Charles giới thiệu, để rồi cuối cùng bà đã quen biết Sugawara – một nghệ nhân sơn mài
trẻ tuổi. Sugawara xuất thân từ Jahoji, một ngôi làng ở miền bắc Nhật Bản vốn nổi tiếng với nghề sơn mài và may mắn thay, ông đã đồng ý truyền nghề cho bà. Năm 1907, Gray thuê một căn hộ rộng rãi trên tầng một tại 21 rue Bonaparte nơi bà có thể sống và làm việc. Trong những năm đầu, bà phải thuyết phục mẹ tăng tiền trợ cấp để có đủ tiền thuê nhà. Ba năm sau, Gray đã mua đứt căn hộ và nơi đó trở thành ngôi nhà chính của bà. Gray theo học với Sugawara bốn năm. Làm việc với sơn mài không chỉ khó nhọc mà còn nguy hiểm. Giống như nhiều người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với sơn mài, đôi tay bà thường xuyên đau đớn vì hoá chất. Sở hữu một nghị lực phi thường, bà đã dành ra một thời gian dài với nghề để không chỉ làm việc thành thạo mà còn có thể cải tiến kỹ thuật để tạo ra các kiểu mẫu khác biệt hoàn toàn với những trang trí hình học đơn giản. Cũng tập trung vào sự tinh giản, tuy nhiên, sản phẩm của Gray trải qua một quá trình chế tạo phức tạp để khẳng định ưu tiên thẩm mỹ của Gray.
trẻ tuổi. Sugawara xuất thân từ Jahoji, một ngôi làng ở miền bắc Nhật Bản vốn nổi tiếng với nghề sơn mài và may mắn thay, ông đã đồng ý truyền nghề cho bà. Năm 1907, Gray thuê một căn hộ rộng rãi trên tầng một tại 21 rue Bonaparte nơi bà có thể sống và làm việc. Trong những năm đầu, bà phải thuyết phục mẹ tăng tiền trợ cấp để có đủ tiền thuê nhà. Ba năm sau, Gray đã mua đứt căn hộ và nơi đó trở thành ngôi nhà chính của bà. Gray theo học với Sugawara bốn năm. Làm việc với sơn mài không chỉ khó nhọc mà còn nguy hiểm. Giống như nhiều người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với sơn mài, đôi tay bà thường xuyên đau đớn vì hoá chất. Sở hữu một nghị lực phi thường, bà đã dành ra một thời gian dài với nghề để không chỉ làm việc thành thạo mà còn có thể cải tiến kỹ thuật để tạo ra các kiểu mẫu khác biệt hoàn toàn với những trang trí hình học đơn giản. Cũng tập trung vào sự tinh giản, tuy nhiên, sản phẩm của Gray trải qua một quá trình chế tạo phức tạp để khẳng định ưu tiên thẩm mỹ của Gray.
Chiếc tủ ban đầu của Gra
Đèn sàn hình chữ S thanh thoát nhẹ nhàng. Gu thẩm mỹ của Eileen Gray đã lộ diện rất rõ trong chiếc đèn tinh tế này
Được sản xuất năm 1935 nhưng cho đến nay Bonaparte chưa bao giờ đánh mất phong cách thời thượng, trẻ trung của chính mình
Ghế Sparkling rất hiếm sản phẩm nội thất làm từ thép ống có thể sở hữu vẻ ngoài sang trọng. Nhưng may mắn thay, Bonaparte là một trong số đó. Kiểu dáng thấp của những chiếc ghế bành quý phái đã được truyền tải trên những chất liệu vốn được xem là “phổ thông” trong ngành công nghiệp. Eileen Gray đã tận dụng các thế mạnh của thép ống để phát minh ra một hình thức mới, dễ dàng và tiện lợi hơn khi sử dụng. Phần lưng ghế được cố định bằng hệ thống khung vòng qua tay ghế nên trông như đang lơ lửng trên không, thậm chí không cần nương tựa vào nệm ngồi như những chiếc ghế thông thường khác. Eileen Gray vô cùng hài lòng và luôn tìm thấy cảm giác thoải mái khi ngồi trên Bonaparte. Vì thế bà đã sử dụng nó trong nhiều thập kỷ cho ngôi nhà tại Rue Bonaparte, Paris
Sofa giường “Day Bed” cũng được tính là một trong những tác phẩm thành công nhất của Eileen Gray. Chiếc ghế còn được gọi là đivăng này “đem đến những chỗ ngồi thoải mái và tiện nghi, hơn thế nữa, ghế đặc biệt thích hợp cho sự thư giãn và nghỉ ngơi”. Đó là tất cả những gì Gray khiêm tốn kể về “Day bed” – một kiệt tác tuyệt đẹp, có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là sản phẩm nội thất lý tưởng có thể trưng bày tự do ở bất cứ đâu trong một căn phòng lớn
Vách ngăn Brick Screen: như chúng ta đã biết, Gray rất đam mê chế tác trên sơn mài và vách ngăn Brick Screen là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của bà. Để thực hiện tấm vách ngăn này, bà đã ra sức thử nghiệm trên nhiều kích thước và chất liệu hoàn thiện khác nhau. Không chỉ là một vật dụng để ngăn phòng, tấm vách ngăn dạng xếp mang nét thanh lịch trầm lắng này còn thể hiện những đường nét khắc hoạ tinh tế. Brick Screen là ước mơ của nhiều nhà sưu tập. Tác phẩm cũng là một phần trong bộ sưu tập thiết kế của bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York
Cho tới năm 1913, bà bắt đầu đủ tự tin thể hiện tài năng của mình trên một số tranh trang trí tại Salon des Décorateurs. Tác phẩm của bà thu hút sự chú ý của nữ bá tước xứ Clermont-Tonnerre và thợ may nổi tiếng Jacques Doucet. Jacques Doucet tìm đến salon của bà để tìm mua các tác phẩm, đồng thời uỷ thác cho bà thực hiện thêm một số tác phẩm sơn mài khác cho căn hộ của ông ở Paris.
Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Gray đưa Sugawara về quê nhà ở London. Ngoại trừ cộng tác bài viết với Vogue, bằng việc của họ hầu như không có tiến triển gì. Nếu không có hỗ trợ tài chính từ gia đình Gray, cả Gray và Sugawara có thể đã lâm vào cảnh nghèo túng. Trong ấn bản tháng 8 năm 1917 của tờ Vogue ở nước Anh, một phóng viên miêu tả về bà như sau: “Nghệ thuật của Gray chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện đại nhưng dường như bà đang đơn độc với sự khác người của mình, một nhà vô địch lẻ loi với những phương pháp thiết kế có một không hai”.
Sau thời kỳ bế tắc đó, họ trở lại Paris vào cuối năm 1917 và Gray được giao hợp đồng trang trí một căn hộ trên Rue de Lota. Bà trang trí các bức tường rập khuôn bằng các tấm sơn mài đặc sắc để tạo ra một bức tường mang hình ảnh đầy kịch tính. Các bức tường kỳ vĩ như thế được kết hợp với đồ nội thất sơn mài và nghệ thuật thổ dân. Đối với những bức tường ở đại sảnh, Gray đã lát hàng trăm mảnh sơn mài nhỏ hình chữ nhật được phát triển từ “Block Screen”, một trong những tác phẩm nổi tiếng của bà. Gray cũng đưa những hoa văn yêu thích vào các thiết kế đèn và thảm cho căn hộ. Những sản phẩm đáng chú ý khác trong căn hộ này là chiếc giường Pirogue đẹp mắt, sofa giường hình chiếc xuồng màu nâu và những lá bạc. Căn hộ sau đó xuất hiện liên tục trong các tờ báo và tạp chí, nó được ca ngợi như là một thành tựu của cuộc sống sang giàu hiện đại.
Phấn chấn trước những khen ngợi đối với công việc của mình tại Rue de Lota, Gray đã mở cửa hàng riêng tên Galerie Jean Désert vào năm 1922. Cửa hàng đặt tại 217 Rue du Faubourg Saint-Honoré để triển lãm và bán các tác phẩm của bà. Tính cách nhút nhát và nội tâm nên Gray không thể giải đáp mọi thắc mắc của thượng khách như một người bán hàng. Vì thế bà chú tâm trưng bày tất cả các khía cạnh trong dịch vụ của bà ở mọi nơi, kể cả các chi tiết hiển thị trên cửa sổ. Gallery của bà tự hào sở hữu những khách hàng sang trọng bao gồm Vicomte de Noailles và chuyên gia thời trang Elsa Schiaparelli. Cửa hàng đem đến cho bà cơ hội cộng tác với bạn bè như Sugawara,
đặc biệt là thợ dệt Evelyn Wyld, một người chuyên cung cấp thảm và cũng sở hữu một studio tại Rue Visconti ở gần đó. Năm 1923, bà thực hiện hạng mục thiết kế nội thất cho các căn phòng bao gồm phòng ngủ Boudoir của Monte-Carlo, tại salon des Artistes Décorateurs. Bằng cách kết hợp những bức tường nhạt đồng màu với thảm tối và những bức sơn mài trừu tượng cùng thảm hoa văn hình học, bà đã tạo ra một sự tương phản ấn tượng, phá bỏ những quy luật cũ kỹ của Art Deco. Sự bạo dạn trong thiết kế đã khiến bà trở nên nổi tiếng ở Pháp. Các nhà phê bình Pháp cực lực ghét bỏ điều này. Một trong số họ cho rằng căn phòng chỉ thích hợp với “con gái của Dr Caligari” trong bộ phim kinh dị The Cabinet of Dr. Caligari của đạo diễn người Đức. Nhưng song song với những chỉ trích phản đối, Gray vẫn được khuyến khích bởi một tấm bưu thiếp bày tỏ sự ngưỡng mộ từ JP Oud – một kiến trúc sư Hà Lan. Thành công nối tiếp thành công, đóng góp của bà tại salon d’Automne vào năm 1923 đã được ca ngợi bởi các đồng nghiệp tham gia triển lãm bao gồm cả Le Corbusier và kiến trúc sư Robert Mallet Stevens.
Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Gray đưa Sugawara về quê nhà ở London. Ngoại trừ cộng tác bài viết với Vogue, bằng việc của họ hầu như không có tiến triển gì. Nếu không có hỗ trợ tài chính từ gia đình Gray, cả Gray và Sugawara có thể đã lâm vào cảnh nghèo túng. Trong ấn bản tháng 8 năm 1917 của tờ Vogue ở nước Anh, một phóng viên miêu tả về bà như sau: “Nghệ thuật của Gray chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện đại nhưng dường như bà đang đơn độc với sự khác người của mình, một nhà vô địch lẻ loi với những phương pháp thiết kế có một không hai”.
Sau thời kỳ bế tắc đó, họ trở lại Paris vào cuối năm 1917 và Gray được giao hợp đồng trang trí một căn hộ trên Rue de Lota. Bà trang trí các bức tường rập khuôn bằng các tấm sơn mài đặc sắc để tạo ra một bức tường mang hình ảnh đầy kịch tính. Các bức tường kỳ vĩ như thế được kết hợp với đồ nội thất sơn mài và nghệ thuật thổ dân. Đối với những bức tường ở đại sảnh, Gray đã lát hàng trăm mảnh sơn mài nhỏ hình chữ nhật được phát triển từ “Block Screen”, một trong những tác phẩm nổi tiếng của bà. Gray cũng đưa những hoa văn yêu thích vào các thiết kế đèn và thảm cho căn hộ. Những sản phẩm đáng chú ý khác trong căn hộ này là chiếc giường Pirogue đẹp mắt, sofa giường hình chiếc xuồng màu nâu và những lá bạc. Căn hộ sau đó xuất hiện liên tục trong các tờ báo và tạp chí, nó được ca ngợi như là một thành tựu của cuộc sống sang giàu hiện đại.
Phấn chấn trước những khen ngợi đối với công việc của mình tại Rue de Lota, Gray đã mở cửa hàng riêng tên Galerie Jean Désert vào năm 1922. Cửa hàng đặt tại 217 Rue du Faubourg Saint-Honoré để triển lãm và bán các tác phẩm của bà. Tính cách nhút nhát và nội tâm nên Gray không thể giải đáp mọi thắc mắc của thượng khách như một người bán hàng. Vì thế bà chú tâm trưng bày tất cả các khía cạnh trong dịch vụ của bà ở mọi nơi, kể cả các chi tiết hiển thị trên cửa sổ. Gallery của bà tự hào sở hữu những khách hàng sang trọng bao gồm Vicomte de Noailles và chuyên gia thời trang Elsa Schiaparelli. Cửa hàng đem đến cho bà cơ hội cộng tác với bạn bè như Sugawara,
đặc biệt là thợ dệt Evelyn Wyld, một người chuyên cung cấp thảm và cũng sở hữu một studio tại Rue Visconti ở gần đó. Năm 1923, bà thực hiện hạng mục thiết kế nội thất cho các căn phòng bao gồm phòng ngủ Boudoir của Monte-Carlo, tại salon des Artistes Décorateurs. Bằng cách kết hợp những bức tường nhạt đồng màu với thảm tối và những bức sơn mài trừu tượng cùng thảm hoa văn hình học, bà đã tạo ra một sự tương phản ấn tượng, phá bỏ những quy luật cũ kỹ của Art Deco. Sự bạo dạn trong thiết kế đã khiến bà trở nên nổi tiếng ở Pháp. Các nhà phê bình Pháp cực lực ghét bỏ điều này. Một trong số họ cho rằng căn phòng chỉ thích hợp với “con gái của Dr Caligari” trong bộ phim kinh dị The Cabinet of Dr. Caligari của đạo diễn người Đức. Nhưng song song với những chỉ trích phản đối, Gray vẫn được khuyến khích bởi một tấm bưu thiếp bày tỏ sự ngưỡng mộ từ JP Oud – một kiến trúc sư Hà Lan. Thành công nối tiếp thành công, đóng góp của bà tại salon d’Automne vào năm 1923 đã được ca ngợi bởi các đồng nghiệp tham gia triển lãm bao gồm cả Le Corbusier và kiến trúc sư Robert Mallet Stevens.
Sofa Lota Eileen Gray từng trang trí và thiết kế nội thất cho căn hộ của quý bà Mathieu-Levy ở Rue de Lota tại Paris trong 5 năm. Và căn hộ sau đó được xem như một trong những ví dụ gây náo động cộng đồng thiết kế kiến trúc trong suốt những năm 1920. Sofa Lota là sản phẩm nội thất tiêu biểu cho dự án này. Hình khối góc cạnh được làm mềm bởi những chiếc gối mập mạp, vẻ đẹp thẩm mỹ đi cùng sự tiện nghi, sofa Lota giải quyết tất cả các mâu thuẫn cùng một lúc và đem đến sự phối hợp hài hoà của những điều tưởng chừng trái ngược. Eileen Gray tâm đắc với Lota đến mức bà đã làm thêm một chiếc thứ hai cho căn hộ của riêng mình.
Chú trọng vào mục đích sử dụng và không được chăm chút cho hình thức bên ngoài như đa số sản phẩm khác, nhưng chiếc bàn của Eileen Gray vẫn rất thanh lịch đầy sức hút. Chiếc bàn trong hình được bài trí bên cạnh những sản phẩm nổi tiếng khác của Eileen Gray như bàn nước Occasional, ghế Bonaparte và sofa Lota
Bàn Menton là một trong những thiết kế đa năng thông minh nhất của Eileen Gray. Menton có thể trong nháy mắt biến thành một chiếc bàn nước thấp rồi ngay sau đó trở về hình dáng của một chiếc bàn ăn cao ráo chỉ với một vòng quay đơn giản. Không phải là một sản phẩm chú trọng quá mức vào bề ngoài nên chiếc bàn được Eileen Gray thay đổi vị trí liên tục trong nhiều căn phòng khác nhau để phục vụ tối đa các nhu cầu của bà trong căn nhà nhỏ ở Castellar
Bàn Double X Eileen Gray đã đem một thiết kế mang tính tiên phong của bà “kết duyên” với những kiểu mẫu bàn ăn cổ điển để cho ra đời bàn Double X. Kích thước to lớn trên chất liệu thép nhưng vẫn thanh lịch. Những cái chân bắt chéo hình chữ X của chiếc bàn đem đến độ vững chắc tối ưu. Cũng như nhiều tác phẩm khác của Eileen Gray, Double X là bậc thầy của dòng sản phẩm đa năng. Bàn có thể đóng vai trò một chiếc bàn ăn, bàn làm việc tại gia hay bàn họp sử dụng trong văn phòng công ty
Ghế Sirène một tuyệt tác được làm năm 1917-1919 có giá ước lượng đến 2-3 triệu đôla trước buổi đấu giá các tác phẩm trang trí trong bộ sưu tập của tay săn hàng nội thất Anthony DeLorenzo. Chiếc ghế thể hiện tuyệt kỹ chế tác trên sơn mài của Gray. Lớp sơn mài màu đen bóng trên khung ghế làm nổi bật mặt ghế phủ nhung và lưng dựa chạm hoạ tiết nàng tiên cá cách điệu
Ghế quầy bar khung ghế làm từ thép dát mỏng đặt trên bệ ghế cũng làm bằng thép sơn màu đen, trắng hoặc kem. Nệm ghế làm bọc da tinh xảo. Chiếc ghế quầy bar này chứng tỏ rằng Eileen Gray không chỉ sáng tạo đồ nội thất truyền thống như sofa hay ghế dựa mà bà còn thiết kế những sản phẩm sành điệu cho thời đại mới
Tiếp đến, Gray còn được Jean Badovice, một nhà phê bình kiến trúc người Rumani khuyến khích tập trung vào ngành kiến trúc. “Eileen Gray giữ vị trí trung tâm của trào lưu hiện đại”, ông ca ngợi bà với vô số mỹ từ vào thời điểm đó. “Gray biết đây là thời đại của chúng ta, với những điều kiện mới của cuộc sống, chúng ta được quyền đòi hỏi những cách thức và cảm nhận mới.” Vào năm 1924, họ bắt đầu nhận xây dựng ngôi nhà E-1027 trên một vách đá dốc nhìn ra Địa Trung Hải. Ngôi nhà hình chữ L, có mái phẳng, cầu thang xoắn ốc với cửa sổ kính dựng suốt từ trần đến sàn để có tầm nhìn toàn cảnh ra biển. E-1027 có không gian mở và thiết kế cô đọng. Gray thiết kế đồ nội thất và làm việc với Badovici trên cấu trúc của ngôi nhà. Chiếc bàn tròn E-1027 của bà (ban đầu được thiết kế để cho phép một trong những chị em của mình thưởng thức thú vui ăn sáng trên giường), và ghế bành Bibendum hình dáng mập mạp đã được truyền cảm hứng bởi các thí nghiệm trên thép ống của Marcel Breuer tại Bauhaus.
Giai đoạn Gray cộng tác cùng Jean Badovice cũng để lại dấu ấn sâu đậm qua một loạt ảnh thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Berenice Abbott. Trong đó, hình ảnh của Gray nổi bật như một người phụ nữ mạnh mẽ với mái tóc cắt ngắn có chủ ý và biểu cảm sinh động trên nét mặt. Sau khi hoàn thành công việc cho E-1027 vào năm 1929, bà đã hoàn thiện khá nhiều những ý tưởng phát triển cho studio của Badovici tại Paris và cho cả ngôi nhà nhỏ bên bờ biển Castellar mà bà tự xây thêm cho riêng mình vào đầu thập niên 1930. Thử thách dành cho bà trong việc thiết kế ngôi nhà nhỏ có tên Tempe à Pailla này chính là phải thoả mãn các nhu cầu sử dụng trong cuộc sống thường nhật mà vẫn đảm bảo về thẩm mỹ. Đối mặt với những đòi hỏi hóc búa đó, Gray đã phát triển những sản phẩm nội thất tiết kiệm không gian như chiếc ghế gấp S-Chair và một chiếc tủ kệ chứa những ngăn kéo có thể mở bung ở cả hai mặt trước và sau. Chiếc tủ của Gray được xem như một tiền đề cho nguồn cảm hứng giúp Joe Colombo sáng tác chiếc tủ di động Boby lừng danh vào năm 1970.
Trong những năm 1930, Gray đã có mối liên kết với hội Nghệ sĩ nghệ thuật hiện đại, gồm có Mallet-Stevens và René Herbst cùng một số thành viên khác. Bà và Badovici phối hợp giới thiệu các kế hoạch cho E-1027 trong triển lãm UAM năm 1930. Đến năm 1937, bà đã chấp nhận lời mời tham gia gian hàng của Le Corbusier tại triển lãm ở Paris. Tại đây, bà đã cho trưng bày những dự án kiến trúc của mình. Nhưng sau đó, Gray bắt đầu một cuộc sống ngày càng ẩn dật bên trong ngôi nhà nhỏ Tempe à Pailla của chính mình.
Có thể nói Eileen Gray thường xuyên “lẻ loi một mình” trong suốt sự nghiệp, từ khi là nghệ sĩ sơn dầu, sau đó là một nhà thiết kế nội thất và cuối cùng là một kiến trúc sư. Đã có thời những nhà thiết kế hàng đầu là nam và hầu hết họ thuộc về một trào lưu hoặc một nhóm nào đó, cho dù mối quan hệ của hội nhóm có lỏng lẻo như nhóm thiết kế De Stijl tại Hà Lan hay chặt chẽ và nổi tiếng như một số nhóm thiết kế nổi lên tại Pháp. Dù cô đơn nhưng Gray vẫn kiên cường thể hiện khả năng làm việc độc lập của bà.
Là một người phụ nữ, Eileen Gray từ chối tiếp nhận sự hỗ trợ của cộng đồng thiết kế, nơi mà chỉ những nhà thiết kế nam thời bấy giờ được hưởng phần nhiều lợi ích. Vì thế, bà không có lợi thế được làm việc với những người thầy có quyền lực như hầu hết những nhà thiết kế nữ ở đầu thế kỷ 20. Bà cũng không được học hành bài bản với những nhà thiết kế khác tại trường học hay những studio nổi tiếng. Thêm vào đó, tầng lớp cao quý cùng với phái tính đã tách biệt sự nghiệp của bà với cộng đồng.
Giai đoạn Gray cộng tác cùng Jean Badovice cũng để lại dấu ấn sâu đậm qua một loạt ảnh thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Berenice Abbott. Trong đó, hình ảnh của Gray nổi bật như một người phụ nữ mạnh mẽ với mái tóc cắt ngắn có chủ ý và biểu cảm sinh động trên nét mặt. Sau khi hoàn thành công việc cho E-1027 vào năm 1929, bà đã hoàn thiện khá nhiều những ý tưởng phát triển cho studio của Badovici tại Paris và cho cả ngôi nhà nhỏ bên bờ biển Castellar mà bà tự xây thêm cho riêng mình vào đầu thập niên 1930. Thử thách dành cho bà trong việc thiết kế ngôi nhà nhỏ có tên Tempe à Pailla này chính là phải thoả mãn các nhu cầu sử dụng trong cuộc sống thường nhật mà vẫn đảm bảo về thẩm mỹ. Đối mặt với những đòi hỏi hóc búa đó, Gray đã phát triển những sản phẩm nội thất tiết kiệm không gian như chiếc ghế gấp S-Chair và một chiếc tủ kệ chứa những ngăn kéo có thể mở bung ở cả hai mặt trước và sau. Chiếc tủ của Gray được xem như một tiền đề cho nguồn cảm hứng giúp Joe Colombo sáng tác chiếc tủ di động Boby lừng danh vào năm 1970.
Trong những năm 1930, Gray đã có mối liên kết với hội Nghệ sĩ nghệ thuật hiện đại, gồm có Mallet-Stevens và René Herbst cùng một số thành viên khác. Bà và Badovici phối hợp giới thiệu các kế hoạch cho E-1027 trong triển lãm UAM năm 1930. Đến năm 1937, bà đã chấp nhận lời mời tham gia gian hàng của Le Corbusier tại triển lãm ở Paris. Tại đây, bà đã cho trưng bày những dự án kiến trúc của mình. Nhưng sau đó, Gray bắt đầu một cuộc sống ngày càng ẩn dật bên trong ngôi nhà nhỏ Tempe à Pailla của chính mình.
Có thể nói Eileen Gray thường xuyên “lẻ loi một mình” trong suốt sự nghiệp, từ khi là nghệ sĩ sơn dầu, sau đó là một nhà thiết kế nội thất và cuối cùng là một kiến trúc sư. Đã có thời những nhà thiết kế hàng đầu là nam và hầu hết họ thuộc về một trào lưu hoặc một nhóm nào đó, cho dù mối quan hệ của hội nhóm có lỏng lẻo như nhóm thiết kế De Stijl tại Hà Lan hay chặt chẽ và nổi tiếng như một số nhóm thiết kế nổi lên tại Pháp. Dù cô đơn nhưng Gray vẫn kiên cường thể hiện khả năng làm việc độc lập của bà.
Là một người phụ nữ, Eileen Gray từ chối tiếp nhận sự hỗ trợ của cộng đồng thiết kế, nơi mà chỉ những nhà thiết kế nam thời bấy giờ được hưởng phần nhiều lợi ích. Vì thế, bà không có lợi thế được làm việc với những người thầy có quyền lực như hầu hết những nhà thiết kế nữ ở đầu thế kỷ 20. Bà cũng không được học hành bài bản với những nhà thiết kế khác tại trường học hay những studio nổi tiếng. Thêm vào đó, tầng lớp cao quý cùng với phái tính đã tách biệt sự nghiệp của bà với cộng đồng.
Sofa Monte Carlo khó có ai thoát khỏi sức cuốn hút từ chiếc sofa Monte Carlo độc quyền của Eileen Gray. Các đường cong mềm mại cộng với lưng ghế xoay ngang khác thường đã đưa Monte Carlo lên vị trí có một không hai và nổi bật như một hiện tượng của nền thiết kế thế kỷ 20. Cũng như chính tâm hồn Eileen Gray, chiếc ghế pha trộn giữa sự dè dặt và cởi mở, tĩnh lặng và năng động. Các chuyên gia đau đầu tìm hiểu vì sao một sản phẩm nội thất mang tính cách trái chiều mà lại cân bằng hài hoà đến thế. Riêng Eileen Gray chỉ phát biểu đơn giản: “Muốn phá vỡ các quy tắc cứng nhắc thì cách duy nhất là phát minh ra những điều mới”. Với triết lý sâu sắc không thua kém bất kỳ vĩ nhân nào, Eileen Gray đã đem đến cho nền thiết kế hiện đại một trong những biểu tượng đẹp và sáng tạo nhất: Sofa huyền thoại Monte Carlo
Gương Satellite lấy ý tưởng từ những vệ tinh lần đầu được phóng lên vũ trụ, chiếc gương Satellite mạ kền được thiết kế vào năm 1927 cho căn nhà E-1027. Gương được gắn thêm một chiếc kính lúp có bề mặt lồi đặt trên thanh di động có thể điều chỉnh, giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy phần đằng sau của chính mình. Bên trong gương có một chiếc đèn đặt ở trung tâm để ánh sáng được lan toả đều
Ghế bành Bibendum: khi nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu của Gray, phải kể đến ghế bành Bibendum, một tác phẩm được các chuyên gia nhận xét: “Không thể tìm đâu trong lịch sử ngành thiết kế một chiếc ghế nào có thể sánh bằng”. Bibendum êm ái đến đắm say mặc cho kích thước “quá khổ”. Chiếc ghế vừa gây ấn tượng bởi ngoại hình bệ vệ vừa trông dí dỏm và duyên dáng. Chân ghế làm từ ống thép mạ crôm. Thân ghế gồm khung gỗ sồi và bao phủ bên ngoài là những tấm nệm cao su no tròn bọc vải hoặc da
Gray tiếp tục sống ở Tempe à Pailla trong năm đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sau đó bà buộc phải chuyển vào đất liền. Khi chiến tranh kết thúc, bà bàng hoàng phát hiện ngôi nhà Tempe à Pailla đã bị cướp phá và hầu hết của cải lưu trữ trong căn hộ ở Saint-Tropez đã “đội nón ra đi” theo chân đội quân chinh phạt phát xít Đức. Bà đành trở về Bonaparte, nơi may mắn vẫn còn nguyên vẹn và tiếp tục cuộc sống thầm lặng không ai hay biết. Trong thời gian khó khăn đó, bà bắt tay vào những dự án mới. Chẳng hạn như bà đã cải tạo nhà kho tại Saint-Tropez thành một ngôi nhà ven biển mới. Tuy nhiên, tên tuổi của bà đã hoàn toàn rơi vào quên lãng đúng vào lúc những đồng nghiệp một thời như Le Corbusier và Mallet-Stevenes được hâm mộ với khả năng nhìn xa trông rộng.
Mãi cho đến năm 1968 thì cái tên Eileen Gray mới trở về với cộng đồng khi nhà phê bình Joseph Rykwert xuất bản bài viết đánh giá cao sự nghiệp của Gray trên tạp chí Domus. Sau đó những tác phẩm của bà đã được xuất hiện trong một vài triển lãm nhỏ và bất ngờ tạo nên một thành công vang dội trong một cuộc đấu giá các sản phẩm nội thất thuộc căn hộ của Jean Doucet vào năm 1972. Khi đó, công ty nội thất Aram đã tiến hành sản xuất một số thiết kế đáng chú ý của Gray như ghế Bibendum và bàn E-1027. Ông chủ của công ty, Zeev Aram vẫn còn nhớ rõ mồn một những yêu cầu khắt khe của bà trong việc phân tích từng chi tiết nhỏ của quá trình tái sản xuất.
Đến khi bước vào tuổi 80, Gray vẫn nhắc lại “sự hồi sinh” trong sự nghiệp của mình với sự mơ hồ khó che giấu. Bà đã tâm sự với Peter Adam, người phụ trách viết lại tiểu sử cuộc đời bà bằng những lời lẽ chân thành: “Tôi nhất định phải bày tỏ lòng tri ân của mình đến tất cả những người đã cất công tìm kiếm và bảo vệ những tác phẩm của tôi. Nếu không, chúng có thể đã biến mất hoàn toàn như những sản phẩm kém may mắn khác”. Gần 30 năm đóng vai một nhà thiết kế không có tiếng tăm, sự nghiệp đồ sộ do Gray âm thầm tạo dựng đã đóng vai trò quan trọng vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Phong cách thiết kế của bà cũng khác biệt y như phong cách sống và làm việc. Gray cống hiến nội lực thiết kế vô hạn của mình để cho ra đời sản phẩm nội thất thông minh trên chất liệu sử dụng trong ngành công nghiệp. Đây cũng là lý tưởng mà các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới khác như Le Corbusier, Charlotte Perriand và Mies Van Der Rohe theo đuổi. Những loại da đầy gợi cảm và khung thép của ghế Bibendum cũng như chiếc bàn thuỷ tinh thanh lịch E-1027 do Gray thiết kế là những sản phẩm biểu tượng của trào lưu hiện đại, được đánh giá ngang hàng với chiếc ghế Grand Confort của Le Corbusier và Charlotte Perriand. Ngày nay bà được nhìn nhận là một trong những nhà thiết kế và kiến trúc sư giỏi giang nhất thời đại. Những sản phẩm nội thất của bà cũng kiêu hãnh trở thành biểu tượng của nền thiết kế hiện đại.
Mãi cho đến năm 1968 thì cái tên Eileen Gray mới trở về với cộng đồng khi nhà phê bình Joseph Rykwert xuất bản bài viết đánh giá cao sự nghiệp của Gray trên tạp chí Domus. Sau đó những tác phẩm của bà đã được xuất hiện trong một vài triển lãm nhỏ và bất ngờ tạo nên một thành công vang dội trong một cuộc đấu giá các sản phẩm nội thất thuộc căn hộ của Jean Doucet vào năm 1972. Khi đó, công ty nội thất Aram đã tiến hành sản xuất một số thiết kế đáng chú ý của Gray như ghế Bibendum và bàn E-1027. Ông chủ của công ty, Zeev Aram vẫn còn nhớ rõ mồn một những yêu cầu khắt khe của bà trong việc phân tích từng chi tiết nhỏ của quá trình tái sản xuất.
Đến khi bước vào tuổi 80, Gray vẫn nhắc lại “sự hồi sinh” trong sự nghiệp của mình với sự mơ hồ khó che giấu. Bà đã tâm sự với Peter Adam, người phụ trách viết lại tiểu sử cuộc đời bà bằng những lời lẽ chân thành: “Tôi nhất định phải bày tỏ lòng tri ân của mình đến tất cả những người đã cất công tìm kiếm và bảo vệ những tác phẩm của tôi. Nếu không, chúng có thể đã biến mất hoàn toàn như những sản phẩm kém may mắn khác”. Gần 30 năm đóng vai một nhà thiết kế không có tiếng tăm, sự nghiệp đồ sộ do Gray âm thầm tạo dựng đã đóng vai trò quan trọng vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Phong cách thiết kế của bà cũng khác biệt y như phong cách sống và làm việc. Gray cống hiến nội lực thiết kế vô hạn của mình để cho ra đời sản phẩm nội thất thông minh trên chất liệu sử dụng trong ngành công nghiệp. Đây cũng là lý tưởng mà các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới khác như Le Corbusier, Charlotte Perriand và Mies Van Der Rohe theo đuổi. Những loại da đầy gợi cảm và khung thép của ghế Bibendum cũng như chiếc bàn thuỷ tinh thanh lịch E-1027 do Gray thiết kế là những sản phẩm biểu tượng của trào lưu hiện đại, được đánh giá ngang hàng với chiếc ghế Grand Confort của Le Corbusier và Charlotte Perriand. Ngày nay bà được nhìn nhận là một trong những nhà thiết kế và kiến trúc sư giỏi giang nhất thời đại. Những sản phẩm nội thất của bà cũng kiêu hãnh trở thành biểu tượng của nền thiết kế hiện đại.
Bàn đa năng De Stijl là một trong những món đồ ưa thích đã được Eileen Gray sử dụng trong phòng khách của bà cho đến cuối cuộc đời. Bà từng giới thiệu chiếc bàn vào năm 1922 tại buổi triển lãm nghệ thuật Pháp ở Amsterdam. Không có gì ngạc nhiên khi chiếc bàn nhỏ này đã thu hút được sự chú ý của nhóm kiến trúc sư “De Stijl” của Hà Lan ngay sau đó. Chất lượng trong điêu khắc, cách sử dụng màu sắc và thiết kế logic là tất cả những điểm mạnh của De Stijl. Đặc biệt ở chỗ cho dù đặt sản phẩm ở khu vực ra vào hay bên cạnh giường trong phòng ngủ thì chiếc bàn xếp có nhiều “khuôn mặt” này vẫn là một thực thể ấn tượng ở bất cứ góc độ nào
Chiếc bàn E-1207 thuỷ tinh có thể điều chỉnh độ cao. E-1027 được xem như một trong những tác phẩm kinh điển nhất của Gray. Kích thước được cân chỉnh một cách tài tình nhờ kiểu dáng hình học đặc biệt đã đưa chiếc bàn gia nhập đội ngũ những thiết kế nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Tên của chiếc bàn được đặt theo ngôi nhà mà Eileen Gray đã cộng tác cùng Jean Badovici. Cái tên E-1207 mà mật mã được tạo nên từ tên của cả hai người. E là chữ cái đầu tiên của Eileen, số 10 là thứ tự của chữ cái J (chữ đầu tiên trong tên Jean Badovici), số 2 cũng là thứ tự của chữ B (trong Badovici) và tất nhiên số 7 là thứ tự của chữ G trong tên của bà: Gray.
Bàn Jean được đặt theo tên của người bạn thân lâu năm – kiến trúc sư Jean Badovici. Chiếc bàn cũng là một trong số sản phẩm thiết kế cho dự án hợp tác của hai người: căn hộ E-1027. Trong hồi ký của mình, Gray đã phát biểu: “Mỗi căn phòng đều cần ít nhất một trong số những tính năng của chiếc bàn này. Chiếc bàn vừa có thể mở ra ở kích thước trung bình dùng làm bàn giấy vừa có thể gấp gọn để tiết kiệm không gian. Khi có tiệc tùng với nhiều khách mời thì nó có thể “hô biến” thành một bàn ăn lớn vững vàng”. Chúng ta còn cần gì hơn thế?
Và chiếc tủ di động Boby được Joe Colombo thiết kế lại dựa trên sáng kiến của bà
Ghế Nonconformist Khiêu khích, thậm chí thách thức trí tò mò, chiếc ghế hoàn toàn không đáp ứng sự kỳ vọng của mọi người về mặt thẩm mỹ và tính đối xứng. Vì thế, chiếc ghế được đặt tên là “Nonconformist” – kẻ lập dị trong thế giới nội thất lúc bấy giờ. Eileen Gray chia sẻ thật lòng về tác phẩm điển hình của bà như sau: “Một bên tay ghế đã được lược bỏ để người sử dụng có thể tự do xoay về mọi hướng hoặc xích lại gần người khác mà không gặp bất kỳ trở ngại nào”. Chiếc ghế như một cánh cửa giúp những người sống nội tâm như Gray mở lòng với mọi người xung quanh. Vì thế, các chuyên gia đánh giá Nonconformist là một “kẻ lập dị” khao khát được chuyện trò
Bàn Occasional cũng là sản phẩm đa năng nhưng khác với bàn Menton, Occasional có ngoại hình kiêu sa như một điệu múa Latinh. Khi thiết kế, Eileen Gray luôn suy nghĩ về một chiếc bàn có thể dịch chuyển một cách dễ dàng, một chiếc bàn có thể dùng “cho mọi dịp”. Thế là Occasional ra đời với kiểu dáng tinh giản gọn gàng được trang bị thêm tính năng điều chỉnh độ cao. Occasional làm chủ yếu từ kính và thép với phiên bản vuông hoặc tròn. Bàn có thể dùng như bàn nước, bàn phục vụ bữa sáng, bàn đặt đèn ngủ cho bạn tha hồ đọc sách trong một tối muộn hay cũng có thể là chiếc bàn xinh xắn đặt trang trọng bên cạnh bộ sofa trong phòng khách
Ghế Transat Ra đời vào năm 1927, cho đến nay ghế Transat được xem là một trong những dấu ấn vượt thời gian của Eileen Gray. Trên thế giới chỉ còn khoảng 12 chiếc ghế Transat do chính tay Eileen Gray sáng tạo. Một trong số đó được ước tính có giá trị lên đến 1 triệu đôla